TÂM TÌNH NGƯỜI
MẸ
- Nè, chị có cho
con thi vào trường chuyên không?
- …
- Tôi nghe nói
thi vào trường chuyên cũng không khó lắm đâu, yêu
cầu mình chuẩn bị một số tiền, đưa
con mình lên đăng kí tại trường đó, rồi thầy cô ôn luyện cho. Đa số đi thi đều có kết quả.
Lời người cùng xóm khiến tôi chợt nhớ về ước mơ một thời son trẻ. Ươc mơ ấy như khúc nhạc du dương mê đắm lòng người và đã ngân vang
mãi trong tôi suốt những ngày nuôi con ăn học. Nhiều lần, tôi cũng đã từng nghĩ
đến điều này. Tôi nghĩ, nhưng con tôi không nghĩ như vậy. Nó giống cha nó đến
lạ kì, lúc nào cũng thư thái nhẹ nhàng như đang ngắm nhìn hoa kiểng. An nhàn, bằng
lòng với thực tại, sao cũng được, chẳng hơn thua, bon chen, chẳng đánh giá ai
mà cũng chẳng màng ai đánh giá ra sao. Chỉ mỗi cái khác là cha nó rất hiền lành,
chững chạc, còn con trai
tôi nhỏ tuổi, cá tính và cá biệt. Chính điểm khác biệt này mà nhiều đêm tôi mất
ngủ. Thầy cô dạy cấp II đã thực sự bó tay. Qua những những cú điện thoại trao
đổi từ thầy chủ nhiệm, tôi chưa tin con tôi là cá biệt, nhưng qua lời xì xầm
bàn tán của giáo viên trong trường với nhau rồi những lời bàn tán tại quán cà phê, đầu đường xó chợ, tôi
tin rằng, con tôi không thể đi xa lẫn nghĩa bóng và nghĩa đen. Lời thầy cô cấp
2 có hiệu lực vô cùng, trước mắt mọi người kể cả ông bà, cô dượng, cha mẹ, con
tôi là đứa cá biệt, đạo đức khá. Tôi thì tin vào người thầy cho nên ý nghĩ đưa
con đi học xa thôi đành tạm biệt.
- Thôi vào cấp III Vĩnh Xuân nhe con!
- Sao cũng được!
Con tôi tỉnh bơ, háo hức bước vào ngôi trường mới còn tôi thì hồi
hộp. Con tôi ủi quần áo phẳng phiu, dép mới, nón mới, cặp mới rạo rực đi nghe
thầy Hiệu Trưởng sinh hoạt. Còn tôi cứ đi ra đi vào chờ đợi một cái gì sau bước
chân con rời trường trở về nhà. Sự thật, con tôi rất vui. Nhìn con tôi bao bìa
các quyển vở tôi biết nó đang chờ đợi buổi học đầu tiên. Lạy trời cho các mối
quan hệ tại lớp học suông sẽ, mong sao thầy cô đừng “khoanh vùng” nói tới nói
lui. Những ngày đầu năm học thật suông sẽ, chưa có thầy cô nào báo cáo về hành
vi cá biệt, chỉ có học lực chưa thật sự giỏi. Đi chợ, gặp lại thầy cô cũ, ai
cũng quan tâm hỏi: TD sao rồi, êm không? Tình cảm thầy cô cũ dành cho em nhiều
ghê hay là sự tò mò về sự thay đổi trong môi trường mới?
Ngày họp phụ huynh đã đến. Cũng như bao phụ huynh khác tôi cũng
chờ cái ngày họp này để xem con tôi học ở phòng nào, ngồi ở đâu, ai là người chủ
nhiệm …..
Không biết vào họp phụ huynh lần này có bị mắng vốn không. Như
người bệnh sợ gió, sợ lạnh, tôi sợ nhìn vào giáo viên đang đứng với nhau, hay
nói đúng hơn tôi sợ sự bàn tán, nhìn ngó, tôi sợ phải đối diện với chủ nhiệm và
những giáo viên bộ môn trong trường, vì bao năm qua chủ nhiệm họp thường nói về
thu tiền và kể tội, còn giáo viên bộ môn mỗi người người kể một lỗi. Xe tải chở
ngã nào cho hết để tôi mang về nhà ngồi chọn lọc. Con người tôi 50 kí lù lù, sao
giờ đây như nhỏ xíu lại giữa sân trường rộng lớn, tội con tôi che bít cả người
tôi. Bao nhiêu sự tự tin tan biến. Lòng tôi tràn ngập nỗi buồn.
Thế nhưng …..
Nỗi buồn tan biến theo những bước chân chủ nhiệm. Tiếng guốc nện
cọc cọc trên nền gạch hoa vàng đầy khẩn trương và quyết tâm. Những tà áo dài
thướt tha của những cô giáo trẻ. Tiếng loa ban giám hiệu vang vang ….Thật nhịp
nhàng, thật trang trọng! Tôi và các phụ huynh bước vào lớp học trong sự tiếp
đón ân cần của học sinh. Tôi nhìn chữ T D và ngồi vào vị trí ấy. Suy nghĩ đầu
tiên trong tôi: thật là khoa học, thật là sát sao. Đó là biểu hiện trái ngược
với sự nhếch nhác, cẩu thả, qua loa. …Cô chủ nghiệm là ai nhỉ? Có căng căng như
mấy chủ nhiệm trước đây không? Đang say sưa với kí ức của một thời không nên
nhớ, tôi đã thấy cô giáo bước vào. Đó là một người dáng đậm chắc,nước da bánh
mật, mái tóc đen dày và rất mượt chấm ngang vai. Mái tóc đầy trẻ trung tràn trề
nhựa sống. Bắt đầu trò chuyện với phụ huynh là một nụ cười. Nụ cười hiền hậu
chất phác rất vô tư và rất tươi. Nhìn là biết ngay cô giáo dạy tự nhiên nhưng
sao có cái gì mềm mại duyên dáng, nhân hậu của một cô giáo. Nụ cười làm tôi quên
đi sự căng thẳng mà bắt đầu đi vào từng kế hoạch của trường của lớp cô. Tôi như
bị cuốn vào giọng nói dân dã nhưng vô cùng thuyết phục bởi sự chân tình. Không
màu mè, không văn hoa bóng bẩy nhưng rất sư phạm, cả một kế hoạch năm chi li đến
rợn ngợp được trình bày phân tích rất thuyết phục. Nào hướng dẫn cho cán sự, nào
là số lần phát biểu, nào là cộng điểm xếp loại nào là chuyên đề, nào là khen
thưởng, hoạt động nào cũng đi kèm với biểu dương “Ừ được đó, con mình thích
khen lắm, con nít mà”…Trong tôi thoáng vụt hiện suy nghĩ. Sức khỏe yếu yếu, tinh
thần yếu yếu là không thực hiện nỗi kế hoạch này đâu. Tôi lại nghĩ sao có người
dày công đến như vậy? Đó có phải chỉ là báo cáo cho phụ huynh yên lòng?
Trăm nghe không bằng một thấy, hay hay dở của một người thầy nhìn
vào con tôi sẽ biết.
Con tôi đã thay đổi!
Sự thay đổi có thể thấy ở con tôi chính là sự hòa nhập, tình cảm
gắn bó cùng với tập thể và cô chủ nhiệm. Con tôi biết giúp bạn, nhận trách nhiệm
thầy cô giao một cách vui vẻ nhiệt tình, chăm chỉ học tập và tiến bộ rõ nét
trong học tập. Về nhà con tôi nhắc nhiều đến thầy cô hơn. Khác với năm lớp chín
nó hay sân si lại với thầy cô. Hay là vì thầy cô bình đẳng đối xử với nó, nhìn
nó bằng cái nhìn thân thiện. Con tôi thường kể cho tôi nghe những câu chuyện từ
thầy cô và lớp học. TD đã qua đốt hay là thầy cô nơi ngôi trường này đã làm con
tôi lớn lên? Hôm cắm trại, đứng ngoài rào trông vào, tôi bất ngờ khi thấy con
tôi đang mời bạn dùng “bánh quê” của gian hàng bánh lớp nó. Bên ngoài, có một
người mẹ giấu đi giọt nước mắt vì bước chân con đang vững vàng trong môi trường
mới. Ô! Cô chủ nhiệm kìa, cái miệng cười rất tươi, đôi mắt rất tươi. Cô đang làm
gì tại gian hàng ấy? Trời ơi, dân dã quá, cô đang bán bánh quê! Cô trò chúng nó
mới dễ thương làm sao! Cô giống một bà mẹ đông con đang buôn bán tất bật vì kế
mưu sinh. Cô trò chúng nó đang rèn kĩ năng sống đó. Ít nói nhưng vô cùng hành
động. Ít nói nhưng thuyết phục nhân tâm thật nhiều, chạm đến tâm tình yêu con
của một người mẹ. Con là nhất mà, ai mà thương con với người mẹ sẽ là nhất. Cô
là số I –number one
Trong ngấn lệ tôi lờ mờ hiểu ra rằng, giáo dục là phải hành động, hành
động xuất phát từ trái tim yêu thương. Nhưng ngọn lửa trái tim ấy làm cho giáo
dục trở nên cao cả, giữ vững lòng tin trong nhân dân. Cô giáo Bùi Lê Xuân Trang
có một thứ quý giá, thầy cô ở ngôi trường này có một thứ sức mạnh ấy chính là
tình thương, lòng đam mê nghề. Cô làm cho phụ huynh tôi nhớ đến câu: “Trắng
như bông lòng anh không chuộng” và tôi lại viết tiếp “Nước da ngâm màu ấy vậy
mà người thương”. Cũng như thầy Lê Ngọc Ẩn, chồng cô, tôi đã “phải lòng” cô giáo, bởi
một điều rất đơn giản là bởi vì cô là người thầy giỏi và đặc biệt là rất thương
yêu học sinh. Cô là ân nhân của phụ huynh tôi.
Xin được gọi trường THPT Vĩnh Xuân là trường chuyên – Chuyên của
sự thân thiện và sự cảm hóa các nhân cách lạ.
Xin cảm ơn một tập thể sư phạm rất chuyên nghiệp trong giáo dục
nhân cách học sinh.
Mỹ Xuyên
Văn của cô là khỏi chê!!! good good good!!! cảm xúc quá!!! :( :((
Trả lờiXóaTình cảm của người mẹ thật thiêng liêng! Và luôn yêu thương, che chở, đứng về phía con mình! Tình cảm ấy có khi vượt quá khả năng của con người.
Cô Xuân Trang ơi! Khả năng gần gũi học trò của cô tuyệt tuyệt! hiiiii. Cô đã làm được điều mà các thầy cô cấp II chưa làm được!!!
Với lại TD cũng là HS biết suy nghĩ, bản chất ngoan hiền mà. Chỉ tại hùi trước "chưa đỗ đúng bến" làm cho mẹ hok vui lắm thôi. hihi, Chúc TD thành công trong tương lai nhe!
Học trò của Cô mà,phải vậy chứ,chúc mừng bạn đã có sự lựa chọn sáng suốt
Trả lờiXóaĐường vẫn còn dài và những sai lầm lúc nhỏ chỉ là 1 sự "lì" của tuổi thơ. Chúc cô giáo và TD luôn vui và nhiều thành công!
Trả lờiXóa